Ngay dưới đây, chúng ta sẽ bổ nhỏ quy trình viết một bài blog thành 9 bước nhỏ đơn giản.
Mục lục
Bước 1. Hiểu đối tượng độc giả
Để viết cho đúng người, bạn cần hiểu vấn đề họ đang cố để giải quyết là gì. Có điều gì xảy ra trong lĩnh vực của bạn? Có thứ gì cần phải giải quyết? Có vướng mắc nào cần họ phải vượt qua?
Nghiên cứu và chính kinh nghiệm của bạn với khách hàng sẽ giúp bạn xác định những vấn đề này. Để mở rộng hiểu biết, hãy cố gắng tiếp cận và đặt câu hỏi cho một vài độc giả hoặc khách hàng tiềm năng. Bạn có thể ngạc nhiên vì câu trả lời của họ.
Bạn sẽ tận dụng những vấn đề này là “nền tảng” cho nội dung của blog. Mỗi bài blog sẽ là cơ hội để hướng dẫn, hỗ trợ, giáo dục cho độc giả, thể hiện chuyên môn của bạn và bắt đầu quá trình gỉai quyết vấn đề cho họ. Vì mỗi độc giả sẽ không có sự tự tin và kinh nghiệm để vượt qua các thách thức của họ mà không có sự giúp đỡ chuyên môn, bạn đang tự biến mình trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy mỗi khi họ cần tìm kiếm giải pháp.
Bước 2. Chọn chủ đề và nháp qua tiêu đề
Bạn phải bắt đầu ở đâu đó, vậy nên hãy chọn một chủ đề bạn thích. Bạn sẽ có rất nhiều cách để tiếp cận một chủ đề. Một vài gợi ý cho bạn:
-
Giải thích một vấn đề phức tạp theo cách đơn giản, với ngôn ngữ dễ hiểu hơn.
-
Dạy độc giả cách làm thế nào để có thể làm chủ một kỹ năng công nghệ.
-
Diễn giải những thử thách phổ biến liên quan tới một vấn đề rộng lớn.
-
Tạo ra thảo luận hoặc đưa ra những góc nhìn cá nhân trong một chủ đề.
-
Viết về các case study của bạn hoặc của những người có liên quan trong việc họ vượt qua những thách thức phổ biến.
-
Phỏng vấn một chuyên gia.
-
Giải thích cách bạn có thể tiếp cận một vấn đề cụ thể.
-
Bình luận về một tin tức mới và đưa ra góc nhìn của bạn.
-
Cung cấp những mẹo và lời khuyên có tính ứng dụng cao.
-
Phân tích những thay đổi về quy định, luật pháp hoặc thị trường có thể ảnh hưởng tới độc giả/khách hàng của bạn ra sao.
-
Nhìn vào tương lai và đưa ra góc nhìn của bạn về xu hướng trong ngành.
-
Trình bày và phân tích các kết quả nghiên cứu gần đây.
-
Nhìn lại quá khứ và dự đoán cho năm tới.
-
Nhận xét hoặc review về một cuốn sách trong ngành của bạn.
Nói chung không có giới hạn trong các chủ đề và cách bạn tiếp cận chúng. Bạn có thể viết về bất kỳ điều gì nhưng hãy chắc chắn nó có liên quan tới lĩnh vực của bạn và là cơ hội để bạn thể hiện hiểu biết cũng như chuyên môn của mình.
Ví dụ bạn muốn cung cấp một dịch vụ viết dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Vậy thì bạn cần phải viết về tầm quan trọng của tiếp thị nội dung, nó sẽ tác động thế nào tới một doanh nghiệp nhỏ, những quan niệm sai lầm, những ngộ nhận và những khó khăn của họ xoay quanh vấn đề này – rồi bạn giúp họ vượt qua những điều này bằng chính nội dung của bạn.
Tiếp theo trong bước này, bạn cần phải đưa ra được một tiêu đề thu hút. Mặc dù tiêu đề rất quan trọng nhưng tất nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi và sửa lại tiêu đề cho hay và phù hợp hơn. Bạn có thể sẽ thấy dễ viết hơn ở bước cuối cùng.
Một ví dụ tiêu đề cho nội dung về dịch vụ nói trên là: “Hướng dẫn xây dựng các kênh Tiếp thị nội dung giúp doanh nghiệp nhỏ tăng tỉ lệ chốt sale lên tới 30%”.
Bước 3. Thu thập các nguồn tài liệu
Thu thập tất cả những thông tin bạn định sử dụng để viết bài. Đó có thể là những nghiên cứu trong quá khứ, bài phát biểu, nghiên cứu điển hình… Bất cứ điều gì có thể giúp hướng dẫn bạn khi bạn viết.
Hãy nhớ trích dẫn các số liệu, thống kê, các dữ kiện mà bạn có.
Bước 4. Lập dàn ý
Lập danh sách những luận điểm hoặc những ý chính bạn muốn thực hiện trong bài đăng của mình. Trước hết, cứ ghi lại chúng đã. Sau đó, bạn mới tổ chức danh sách này thành một phác thảo sơ bộ. Hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của độc giả. Nhiều người bị mất độc giả do bỏ qua bước lập dàn ý, do bài viết của họ vô tổ chức.
Tất nhiên đây là blog, bạn không cần phải viết quá dài nhưng để thân thiện với Google, các bài viết cũng nên từ 1200 chữ trở lên.
Để giúp bài dễ đọc hơn, hãy thường xuyên sử dụng dạng danh sách, các gạch đầu dòng và tiêu đề phụ. Nếu hình ảnh, bảng và biểu đồ có thể giúp minh hoạ cho các luận điểm, hãy sử dụng chúng.
Những “điểm nghỉ” trực quan này sẽ làm cho bài viết hấp dẫn hơn, không khiến người đọc mỏi mắt, nhất là những bài viết dài.
Bước 5. Viết
Giờ hãy phát triển dàn ý của bạn ra và bắt đầu viết bản nháp đầu tiên. Trong khả năng có thể, hãy đưa ra các ví dụ và bằng chứng khác để bổ trợ cho luận điểm của bạn.
Nếu bạn chưa quen với việc viết blog, bạn có thể thấy quá trình rất tẻ nhạt và thậm chí khó chịu. Đừng lo! Giống như mọi thứ mới mẻ, nó sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn khi thực hành nhiều lần.
Bước 6. Chỉnh sửa và biên tập
Khi đã xong bản nháp, hãy nhờ đồng nghiệp, sếp hoặc người có chuyên môn đánh giá bài viết của bạn. Họ sẽ đưa đến cho bạn những quan điểm của người ngoài cuộc. Hãy cho phép mình nghỉ trong vài giờ trước khi quay lại biên tập và hãy dành thời gian để chỉnh sửa.
Hãy nhớ rằng blog là ấn tượng đầu tiên của ai đó về bạn hoặc dự án mà bạn đang kinh doanh, vì vậy hãy làm nó chỉn chu, tránh những sai lầm không đáng có.
Nhớ kiểm tra tiêu đề, tiêu đề phụ có nhất quán không, hình ảnh có kích thước và vị trí chính xác hay chưa.
Bước 7. Viết tiêu đề
Giờ mới là lúc trở lại với việc đặt tiêu đề (bước 2) và hoàn thiện nó. Việc bạn dành thời gian cho tiêu đề là rất cần thiết bởi nó là thứ sẽ thuyết phục người đọc ở lại với bài viết của bạn.
Cách đặt tiêu đề thì có rất nhiều, ở đây sẽ biết cách cơ bản để tạo ra những tiêu đề hấp dẫn:
-
Tiêu đề trực diện, đánh thẳng vào vấn đề vẫn là tốt nhất
-
Nếu cung cấp thêm được lợi ích cho người đọc thì càng tốt.
-
Cố gắng sử dụng công thức “thử – và – thật”, ví dụ như sử dụng con số (7 cách để….) hoặc là “Làm thế nào…”. Nó có thể là những cách rất truyền thống, nhưng nó hiệu quả.
-
Đừng đặt tiêu đề quá dài, giữ nó đơn giản và vừa phải.
-
Nếu bạn phải làm việc với từ khoá, hãy cố gắng từ khoá có trong tiêu đề.
Một vài ví dụ cho bạn:
Làm thế nào để xây dựng văn hoá coaching: Một hướng dẫn cho doanh nghiệp nhỏ
5 sai lầm thường gặp khi các doanh nghiệp xây dựng văn hoá coaching
Bước 8. Bổ sung thêm “Call to Action”
Lời kêu gọi hành động (CTA) tạo ra những điểm kết thúc có tính tương tác và khẳng định niềm tin đối với người đọc.
Một câu CTA có rất nhiều dạng, một vài ví dụ cho bạn:
-
Tìm đọc thêm các bài viết liên quan
-
Tải tài liệu (hướng dẫn, ebook, báo cáo…) liên quan tới chủ đề này
-
Một buổi tư vấn hoặc trò chuyện miễn phí
-
Một buổi webinar (miễn phí hoặc trả phí)
-
Một thư mời tham gia sự kiện sắp diễn ra
Thường thì CTA đặt ở cuối bài, tuy nhiên nếu những gì bạn cung cấp thực sự liên quan mật thiết tới nội dung bài blog, bạn có thể đặt nó ở giữa bạn. Chỉ cần đừng gây cảm giác “bán hàng” quá là được.
Bước 9. Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm
Bước cuối cùng là hỗ trợ công cụ tìm kiếm tìm và xếp hạng bài viết của bạn. Với việc tối tối ưu này, bạn có thể tiếp cận với đối tượng rộng hơn và đặc biệt là thu hút các khách hàng tiềm năng. SEO là một chủ đề chuyên sâu, ở đây mình chỉ có một số gợi ý đơn giản trước:
-
Xác định từ khoá bạn muốn, đưa nó vào tiêu đề, mở bài và 2-3 lần trong phần thân bài.
-
Add thêm đường link các nội dung liên quan khác vào bài.
-
Nếu bạn đề cập tới chủ đề đã từng viết trước đó, hãy dẫn link tơi snos.
-
Viết meta description, tóm tắt ngắn gọn nội dung bài viết sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google (thường thì nền tảng làm blog của bạn sẽ có chỗ để add thêm nội dung này). Giới hạn trong 150 ký tự và nó chính là nội dung preview bài viết của bạn. Đó là cơ hội để tiếp cận độc giả và kích thích họ click vào kết quả tìm tiếm, cũng như làm nội dung đáng tin cậy, thuyết phục hơn.
Giờ thì hãy bắt tay vào thực hiện và viết một bài blog hoàn chỉnh đi!
Duy Cao – Sưu Tầm
SĐT/Zalo: 0972.371.587
Link Facebook: Cao Văn Duy (https://www.facebook.com/caoduymkt/)