Mục lục
Tổng Hợp Các Vi Phạm Quảng Cáo Tiktok Cơ Bản Mà Dân ADS Ai Cũng Phải Biết
Có thể các bạn cũng biết hiện nay thị trường ADS Tiktok đang gặp khó khăn vì vậy việc cập nhật, nắm chắc các lỗi Vi Phạm Quảng Cáo Tiktok đối với TikTok Ads tại thị trường Việt Nam là hết sức cần thiết.
Lưu Ý: đây là những vi phạm quảng cáo, sản phẩm bị cấm quảng cáo/hạn chế quảng cáo dành cho các quảng cáo chạy tại thị trường Việt Nam. Đối với các thị trường khác vui lòng liên hệ PM để được tư vấn chi tiết
A. Tất Cả Các Ngành Hàng
1. Lỗi ngôn ngữ, chính tả và các lỗi liên quan đến Ad Text
- Không được sai chính tả, không được sử dụng teencode
- Không được dùng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt, nếu dùng ngôn ngữ khác thì cần có phụ đề tiếng Việt.
- Không được viết tắt
- Được sử dụng những từ ngữ tiếng Anh thông dụng (sale off, big sale..) – Không quá 5 từ tiếng Anh trong caption/video/landing page
2. Lỗi logo/ hình ảnh/ video và sản phẩm của bên thứ 3 (3rd Party Asset)
- Dùng logo của TikTok, CapCut, Viva, B612… logo của ứng dụng chỉnh ảnh
- Dùng logo của các bên thứ 3 mà chưa cung cấp giấy quyền sử dụng logo (đài truyền hình, công ty, thương hiệu,…)
- Dùng video/hình ảnh của bên thứ 3 mà chưa cung cấp giấy sử dụng hình ảnh
- Dùng hình ảnh KOLs/Celeb mà chưa cung cấp hợp đồng hợp tác
3. Lỗi hình ảnh nhạy cảm/ hình ảnh bẩn
- Hình ảnh khiêu dâm/gợi cảm như để lộ vòng 1/ vòng 3, tập trung quay vòng 1/ vòng 3 của người mẫu
- Hình ảnh hoạt hình mang tính chất khiêu dâm
- Hình ảnh sexual của trẻ em hoặc trẻ em mặc đồ quá ngắn
- Các hình ảnh thức ăn hoặc vết dơ quá kinh dị
- Các hình ảnh động vật chết với số lượng nhiều như muỗi, côn trùng khác
- Các hình ảnh bạo lực, kích động bạo lực, khủng bố, máu me
- Trong movie context: các cảnh bắn súng, nổ xe, hình ảnh bạo lực sẽ được xem xét riêng để duyệt
4. Lỗi so sánh Trước/Sau (Before/After)
- Cấm hình ảnh trực quan so sánh hoặc cam kết hiệu quả trước/sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ làm “thay đổi vĩnh viễn” về hình dáng bên ngoài của cơ thể con người
- Hình ảnh trực quan so sánh trước/sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ làm “thay đổi tạm thời” về hình dáng bên ngoài của cơ thể con người/vật thể: có thể chấp nhận
5. Lỗi nói quá về công năng sản phẩm
- Dùng các từ triệt/trị/chữa khỏi/đánh bay/thổi bay/triệt sạch… khi nói về tính năng của các sản phẩm thực phẩm chức năng/mỹ phẩm/chăm sóc da
- Dùng 100% khi nói về sản phẩm mà không có các giấy chứng nhận đi kèm (100% tự nhiên, 100% hợp kim, 100% diệt khuẩn…)
- Mô tả tuyệt đối “hàng đầu” – “nhất Việt Nam” sẽ bị từ chối nếu không cung cấp giấy tờ chứng minh
- Thực phẩm chức năng/Vitamin; Bộ dụng cụ tẩy trắng răng tại nhà, Thuốc không kê đơn (OTC); Thiết Bị Y Tế; Dịch vụ/Sản Phẩm Tài Chính và cơ hội việc làm mang lại thu nhập cho người dùng trong một khoảng thời gian cố định (ví dụ: “Kiếm £500 trong 7 ngày”); Sản phẩm quản lý cân nặng (bao gồm thay thế bữa ăn, thuốc giảm cân/giảm chất béo, thuốc ức chế sự thèm ăn (glucomannan), thuốc tiêm và thuốc giảm cân): nội dung video/landing page KHÔNG truyền tải việc “Cam kết kết quả – Giới hạn về thời gian cụ thể đạt được kết quả”
6. Lỗi chỉnh sửa hình ảnh/video không đúng chuẩn
- Dùng ảnh/pixel/ mảng màu để che một số nội dung trong video mà ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
- Sử dụng ảnh tĩnh trong thời gian dài
- Video hoặc đoạn video không có nhạc/ tiếng nói. Tiếng nói trong video quá bé/không rõ lời/bị trùng âm thanh với tiếng nhạc
- Video mờ, không rõ chữ, không rõ hình ảnh. Hình ảnh/Chữ không hiển thị đầy đủ
7. Lỗi thông tin không đồng nhất
- Nội dung trên video và nội dung trên Landing Page khác nhau (bao gồm Tên sản phẩm/Hình ảnh sản phẩm/Thông tin sản phẩm/Giá/Chương trình khuyến mãi giảm giá)
8. Lỗi Landing Page không đủ chuẩn
- Landing Page không hoạt động
- Thiếu thông tin cần thiết về sản phẩm + thông tin doanh nghiệp + thông tin liên hệ
- Landing Page là TikTok Profile
9. Các sản phẩm bị cấm quảng cáo
- Hàng giả của các thương hiệu lớn
- Ma tuý/Chất cấm/Chất gây nghiện
- Đánh bạc
- Sản phẩm người lớn/Văn hoá phẩm đồi truỵ
- Sản phẩm và dịch vụ liên quan đến Chính trị/ Quân đội/ Vũ khí/ Covid-19/ Mua bán động vật hoang dã quý hiếm/ Mua bán nội tạng/ Hoá chất độc hại/ Tang lễ/ Phá thai/ Xác định giới tính trước khi sinh
- Sản phẩm vi phạm đạo đức (camera quay lén/app theo dõi)
- Thuốc lá/ thuốc lá điện tử
- Dịch vụ Tang lễ
- Giao dịch Forex/Tiền điện tử
- Thuốc kê đơn (ETC medicines)
- Thực phẩm tươi sống
10. Các sản phẩm bị hạn chế quảng cáo
- Bia/Rượu/Đồ uống có cồn dưới 15 độ – được quảng cáo cho người dùng tuổi 18+
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ – được quảng cáo cho người dùng tuổi 18+
- Băng vệ sinh/ Cốc nguyệt san/ Bao cao su – được quảng cáo cho người dùng tuổi 18+ (không được quay trực tiếp hình ảnh sản phẩm, chỉ được quay sản phẩm có đóng gói bao bì bên ngoài)
- App hẹn hò – được quảng cáo cho người dùng tuổi 18+
- Thuốc không kê đơn (OTC medicines): cung cấp giấy phép đầy đủ
- Thực phẩm đã chế biến: cung cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
B. Thực Phẩm Chức Năng
1. Giấy tờ cần cung cấp
- GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM thuộc BỘ Y TẾ
- Hoặc Giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo từ FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
2. Nội dung vi phạm cần lưu ý
- Nội dung video và landing page cần có câu ” Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”
- Video trên 15 giây thì cần chèn chữ và lồng tiếng trong video
- Dưới 15 giây chỉ cần chèn chữ trên video
- Không sử dụng hình ảnh bác sĩ/ y sĩ/ lương y và công an/ nhà chính trị để quảng cáo trên video và landing page
- Không được hứa, cam kết khoản thời gian điều trị cụ thể
- Không được dùng các từ ngữ nói quá công dụng sản phẩm: trị/chữa khỏi/ chữa dứt/ vĩnh biệt/dứt điểm/thuốc/sạch tận gốc/đánh bay… khi nói về công dụng của thực phẩm chức năng. Hỗ trợ trị/chữa khỏi/ chữa dứt thì tạm chấp nhận
3. Các sản phẩm thực phẩm chức năng bị cấm quảng cáo:
- Cấm sản phẩm sữa thay thế cho sữa mẹ cho trẻ dưới 2 tuổi
- Cấm sản phẩm men tiêu hoá cho trẻ em dưới 2 tuổi
- Cấm thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Cấm sản phẩm tăng cường sinh lý nam/nữ, sản phẩm kích dục
- Cấm sản phẩm giảm cân/đốt mỡ. Sản phẩm Tăng cân chạy được nhưng cần giấy FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
- Cấm sản phẩm bổ sung dưỡng chất như dạng bổ sung nội tiết tố phụ nữ, hoặc tăng cường chức năng thận
- Khoá học dinh dưỡng giảm cân được chấp nhận quảng cáo (không tặng kèm sản phẩm giảm cân)
C. Spa/Beauty Center và Dịch vụ Thẩm Mỹ/ Nha Khoa
1. Giấy tờ cần cung cấp
Thẩm mỹ viện, Nha khoa: GPKD + Giấy phép thành lập phòng khám
2. Các dịch vụ bị cấm
- Dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ có xấm lấn: sửa mũi, nâng mông, bơm ngực, độn cằm, cấy PRP….
- Các dịch vụ hút mỡ và giảm béo
3. Nội dung vi phạm cần lưu ý
- Spa chuyên trị mụn/chăm sóc da mặt thì Videp & Landing Page có thể đề cập đến chữ “điều trị”
D. Mỹ Phẩm/ Dược Mỹ Phẩm
1. Giấy tờ cần cung cấp
- Giấy Công bố sản phẩm
- Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo
2. Nội dung vi phạm quảng cáo tiktok cần lưu ý
- Không được dùng từ trị/chữa khỏi/ chữa dứt khi nói về công dụng của mỹ phẩm. “Hỗ trợ” trị/chữa khỏi/ chữa dứt thì tạm chấp nhận
- Mỹ phẩm, Dược mỹ phẩm, Makeup, Chăm sóc da… ĐƯỢC hứa hẹn/cam kết kết quả/giới hạn thời gian cụ thể đạt được kết quả. Đối với mỹ phẩm/dược mỹ phẩm mình nên sử dụng các cụm từ “Hỗ trợ giảm mụn thâm trong vòng X ngày/tuần” – “Hỗ trợ điều trị mụn thâm trong vòng X ngày/tuần”
- Chỉ có các sản phẩm sau đây mới so sách hiệu quả before/after (trước/sau) khi quảng cáo sản phẩm. Nhưng cần phải chèn câu ” Kết quả sử dụng của từng người có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, loại da, độ nhạy cảm, độ tuổi, sự kết hợp của các sản phẩm chăm sóc da”
- Trắng Da
- Dưỡng dài mi
- Kem chống nắng
- Giảm nhăn
- Chống lão hoá
- Mụn
- Giảm hôi nách
- Mọc tóc
3. Ngân Hàng và Công ty Tài Chính/Cho vay:
- Ngân hàng: giấy phép thành lập ngân hàng do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp phép (SBV)
- Các dịch vụ tài chính cho vay: Giấy chứng nhận thành lập từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV)
- Các dịch vụ kinh doanh cầm đồ: Giấy phép đăng ký kinh doanh
Duy Cao – Sưu Tầm
SĐT/Zalo: 0972.371.587
Link Facebook: Cao Văn Duy (https://www.facebook.com/caoduymkt/)